Mâm xe máy loại nào tốt và được yêu thích nhất hiện nay? Nhận thấy các ưu nhược điểm của bánh mâm nên các hãng xe máy đã trang bị cho xe đời mới loại vành đúc, mâm xe máy này vừa có độ bền, dễ bảo quản và tính thẩm mỹ cao hơn so với bánh căm mà các dòng xe đời cũ hay sử dụng. Tuy nhiên đối với fan đam mê tốc độ và đặc biệt là các anh em thích thể loại drag thì bánh căm lại lựa chọn tốt cho chiến mã của mình.
Các loại mâm xe máy phổ biến nhất hiện nay
Tại Việt Nam, xe máy thường sử dụng 2 loại vành phổ biến là vành đúc (bánh mâm) và vành nan hoa (bánh căm). Tùy theo đặc điểm vận hành, giá thành sản phẩm mà các hãng sản xuất xe máy tại Việt Nam sẽ trang bị loại vành nào cho các xe máy khi xuất xưởng. Vậy xe sử dụng bánh mâm và bánh căm khác nhau như thế nào, ưu nhược điểm ra sao?
Bánh mâm xe máy được làm bằng hợp kim nhôm nên ít rỉ sét do ảnh hưởng của môi trường xung quanh, cứng cáp bền bỉ hơn bánh căm.
Mâm xe máy (vành đúc) có trọng lượng nặng hơn xe bánh căm, chính vì đó mà xe bánh mâm cứng cáp hơn, vận hành ổn định ở tốt độ cao. Nhưng ngược lại, mâm xe có khả năng giảm xóc kém hơn bánh căm do đó khi đi cảm giác sẽ xóc hơn khi đi trên đoạn đường gồ ghề. Trong khi đó, bánh căm thì nhẹ hơn, khả năng giảm xóc tốt hơn nên cảm giác đi sẽ êm hơn trên đường gồ ghề.
- Xe bánh mâm thẩm mỹ đẹp hơn, trông mạnh mẽ và cứng cáp, ấn tượng hơn xe bánh căm.
- Khả năng tích hợp với vỏ không ruột thì bánh mâm tương thích dễ dàng lắp đặt lốp không săm vào bánh mâm, còn bánh căm do có khe hở ngay chân căm nên kho lắp đặt vỏ không ruột, nếu muốn gắn phải độ chế thêm.
Nhận thấy các ưu điểm của bánh mâm nên các hãng xe máy đã trang bị cho xe đời mới loại vành đúc, mâm xe máy này vừa có độ bền, dễ bảo quản và tính thẩm mỹ cao hơn so với bánh căm mà các dòng xe đời cũ hay sử dụng. Tuy nhiên đối với fan đam mê tốc độ và đặc biệt là các anh em thích thể loại drag thì bánh căm lại lựa chọn tốt cho chiến mã của mình. Bởi vì đường đua drag thường ngắn và rất đẹp nên việc đi bánh căm không ảnh hưởng gì, nhưng tác dụng của nó lại giảm trọng lượng xe và ma sát của xe với mặt đường, đảm bảo cho con xe có được gia tốc và tốc độ tốt nhất trên đường đua.
Cách chọn mâm xe chất lượng bạn nên biết
Vành (niềng) xe có thể xem là bộ phận lâu hư nhất ở xe máy, tuy nhiên nếu không cẩn thận chúng ta dễ mua phải vành giả chỉ dùng được vài tuần là xuất hiện rỉ sét. Khi chạy qua ổ gà hoặc xe chỉ va chạm nhẹ vành đã bị cong, ô van. Điều này hết sức nguy hiểm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người lái xe. Để cung cấp thêm thông tin cũng như bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng trên mọi nẻo đường, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách cách để lựa chọn được vành (niềng) tốt nhất. Cách chọn mâm xe tốt:
- Chất thép: Khi cầm vành lên cảm giác nặng, chắc là vành tốt. Bạn thả nhẹ vành xuống nền khi nghe tiếng thép coong, coong …tiếng đanh, chắc là thép tốt, nghe tiếng thép như tiếng kêu phạch, phạch ….tiếng nhão là thép xấu. Vành KKTL làm bằng thép hàm lượng cacbon cao dày 1.4mm nên rất nặng và chắc.
- Mối nối: Kỹ thuật của nhà sản xuất thể hiện hết ở chổ mối nối. Các bạn quan sát mặt trong của vành tìm chổ mối nối, dùng tay vuốt nhẹ dọc theo hai bên hông vành và mặt dưới của vành. Ở vành tốt mối nối đều, ở chổ tiếp xúc này không có càm giác bị lõm hoặc lồi (bạn sẽ không có cảm giác gợn ở tay).
- Nước xi: Nếu các bạn biết cách xem nước xi sẽ biết được vành tốt hay xấu. Bạn chồng vành vào cổ, xem theo chiều dọc của vành, nếu thấy cảm giác như có vết xước dọc theo thân vành thì đây là vành chất lượng kém, kỹ thuật đánh bóng kém, nước xi mỏng. Bạn có thể dùng thủ thuật của thợ rút căm: há miệng hà hơi vào thân vành rồi nhìn lớp hơi nước nhẹ bám trên vành. Nếu hơi nước bốc hơi ngay lập tức là vành tốt, xi mạ dày. Nếu hơi nước đọng lâu là do xi mạ mỏng bề mặt có nhiều chổ trống để hơi nước bám vào. Vành KKTL xi 3 lớp niken và mạ 1 lớp crôm. Khi xem như cách trên bạn sẽ thấy thân vành bóng, mượt và màu xi có hơi chút ánh màu vàng (là màu của crôm chống rỉ).
- Chữ dập trên thân vành: Bao giờ dọc theo thân vành cũng có dập quy cách vành (vd: 17×1.4), thương hiệu nhà sản xuất, ở một số nhà sản xuất uy tín còn dập ngày tháng sản xuất (thường ký hiệu bằng chữ cái vd: X Y). Xem kỹ những chữ này cũng có thể biết được trình độ của nhà sản xuất. Các chữ, logo đều nước xi ở những ngách của chữ này cũng đều như nước xi trên thân vành – đó là sản phẩm tốt. Nếu ở những góc của chữ có màu nâu của sắt thép thì đó là hàng dỏm.
- Sơn lót: Vành thường bị rỉ ở trong ra nên khi đi rút căm những thợ rút căm kinh nghiệm thường gợi ý bạn nên sơn phủ một lớp ở mặt trong của vành và tính tiền công thêm 20000 đ/cặp. Để tiết kiệm và giảm giá thành rất nhiều nhà sản xuât không sơn lót vành. Tuy nhiên ở những nhà sản xuất nổi tiếng như KKTL hay Goshi lớp sơn lót là bắt buộc phải có. Bạn sẽ thấy một lớp sơn tĩnh điện màu đỏ thẩm ở mặt trong của vành khi mua những lọai vành này. Nếu bạn đang đi xe của Honda Việt Nam sản xuất khi tháo vành ra chắc chắn bạn sẽ thấy lớp sơn lót màu đỏ.
- Bước lỗ (khoảng cách giữa các lỗ): Vành có 36 lổ căm và 1 lổ van. Các lổ này thường được dập bằng robot nên các bước lỗ và góc lỗ (để khi bắt căm sẽ tự động hướng căm nằm đúng và vị trí để bắt vào đùm xe) rất đều. Theo tiêu chuẩn vành chỉ được ráp với 36 cây căm nhằm tạo cho vành căm có độ đàn hồi (nhún) để êm xe. Trên thị trường có lọai vành “độ” lắp 72 cây căm thực ra là không đúng về mặt kỹ thuật, lúc này vành căm không còn độ nhún nên đi xe bị tưng. Ở những cơ sở nhỏ các lổ được đục bằng thủ công, các bước lổ không đều, hòan tòan không có góc lổ nên khi rút căm rất vất vã cho người thợ rút căm. Vành KKTL rất “được lòng” thợ rút căm là vì chỉ đan căm vào, rút một vòng là đều bánh, không cần phải cân chỉnh nhiều.